Du lịch Hội An, bên cạnh việc khám phá các con phố cổ kính, bạn có thể dành thời gian tham gia lễ hội ở Hội An để hiểu thêm về con người, văn hóa của “xứ Đàng Trong”. Những hoạt động đặc sắc trong khuôn khổ lễ hội cũng là trải nghiệm du lịch tâm linh thú vị, giúp cho chuyến đi của bạn trở nên ý nghĩa hơn.
1. Các lễ hội ở Hội An theo 4 mùa trong năm
1.1. Các lễ hội ở Hội An vào mùa xuân
1.1.1. Lễ hội Bà Thu Bồn
- Địa điểm tổ chức: Dinh Bà, thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Nam, Quảng Nam
- Thời gian: 12/2 Âm lịch
Lễ hội Bà Thu Bồn là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Hội An. Lễ hội là hoạt động văn hóa, tâm linh của người dân gắn bó với dòng sông Thu Bồn. Trong khuôn khổ lễ hội, phần lễ sẽ bao gồm hoạt đồng bài trí, rước sắc, rước nước, lễ hoàn sắc, lễ đại tế… Phần hội là các hoạt động vui chơi giải trí dân gian, hội thi nữ công gia chánh. Lễ hội Bà Thu Bồn có từ rất lâu đời, trong khuôn khổ lễ hội này, người dân sẽ cùng nhau cầu nguyện về một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
>>> Xem thêm: Những địa điểm du lịch Hội An không thể bỏ lỡ, khám phá trọn vẹn xứ Quảng với nhiều hoạt động hấp dẫn.
1.1.2. Lễ hội Cầu Bông
- Địa điểm tổ chức: làng rau Trà Quế, thuộc xã Cẩm Hòa, TP. Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: 07/01 Âm lịch
Một trong những lễ hội truyền thống ở Hội An được tổ chức tại địa điểm du lịch làng rau Trà Quế đó chính là lễ hội Cầu Bông. Đây là lễ hội được tổ chức để bày tỏ sự tri ân đối với các bậc nghệ nhân đã khai phá nên làng rau Trà Quế – một làng nghề Hội An nổi tiếng hiện nay. Bên cạnh các hình thức nghi lễ cúng tế, lễ hội cũng tổ chức nhiều hội thi văn nghệ, thể thao, nấu ăn thu hút sự tham gia của rất đông người dân và du khách thập phương.
>>> Lưu ngay: Đặc sản Hội An: 22 món ăn NGON, RẺ không thử là tiếc
1.1.3. Lễ rước Long Chu
- Địa điểm tổ chức: Làng chài ven biển tại Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: 15/1 và 15/7 Âm lịch
Để khám phá văn hóa Hội An, bạn nên dành thời gian tham gia các lễ hội truyền thống khi có dịp ghé thăm thành phố này. Lễ rước Long Chu là một trong những lễ hội truyền thống ở Hội An có từ rất lâu đời, mỗi năm thu hút hàng trăm lượt khách tham gia.
Theo truyền thuyết kể lại, trước đây những chiếc thuyền rồng gọi là Long Chu sẽ là nơi vua chúa ngự lãm. Lễ hội Long Chu được tổ chức là tín ngưỡng rước vua chúa nhằm xua đuổi tà ma, mang lại bình yên cho bà con làng chài, giúp họ vươn khơi an toàn, thu hoạch bội thu.
1.1.4. Lễ hội Tết Nguyên Tiêu
- Địa điểm tổ chức: Trung tâm khu phố cổ Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: Rằm tháng Giêng hằng năm
Tết nguyên tiêu ở Hội An là thời điểm mong chờ nhất của nhiều người dân và du khách bởi lúc này những lễ hội đặc sắc sẽ được tổ chức, kèm theo đó là nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Lễ hội Tết nguyên tiêu được tổ chức với ý nghĩa cầu nguyện về một năm mới tốt lành. Trong khuôn khổ lễ hội, bạn có thể tham gia các trò chơi dân gian ở Hội An như: hô hát Bài Chòi, bịt mắt đánh trống, gấp lá dứa, gấp giấy Origami,…
1.1.5. Lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng
- Địa điểm tổ chức: Làng Kim Bồng, thuộc xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: 6/1 Âm lịch
Lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng được tổ chức ngay tại làng Mộc Kim Bồng – một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hội An. Đến nay, dù làng nghề không còn phát triển như trước, song vẫn có các nghệ nhân, hộ gia đình lưu giữ truyền thống nghề mộc và phục vụ du khách tham quan miễn phí. Lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng sẽ do các bậc cao niên trong làng đảm nhận nhằm tri ân những thế hệ trước – người đã khai phá nên làng nghề. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: chạm trổ, đan, dệt, phiên chợ quê…
1.2. Các lễ hội ở Hội An vào mùa hè
1.2.1. Lễ vía Bà Thiên Hậu
- Địa điểm tổ chức: Hội quán Phúc Kiến, hội quán Ngũ Bang
- Thời gian: 23/3 Âm lịch
Hội quán Phúc Kiến không còn xa lạ với người dân và du khách khi đến với Hội An. Đây cũng là địa điểm tổ chức lễ vía Bà Thiên Hậu – một trong những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Quảng Nam. Lễ hội này được tổ chức nhằm tri ân tới bà Thiên Hậu – người đã có công phù hộ cho ngư dân được bình an, thuận lợi khi bám biển. Vì là lễ hội có nguồn gốc Trung Hoa, nên khi đọc diễn văn buổi lễ, người chủ trì sẽ đọc bằng tiếng Hoa.
1.2.2. Lễ tế Cá Ông
- Địa điểm tổ chức: Làng Ông, làng chài Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: Giữa tháng 3 Âm lịch
Đối với các ngư dân làng chài, lễ tế cá Ông là lễ hội ở Hội An quan trọng, có ý nghĩa to lớn. Các hoạt động, nghi lễ của lễ hội này được thực hiện để bày tỏ sự biết ơn đối với cá Ông – vị thần đã phù hộ cho sóng yên biển lặng, giúp cho người dân được bình an trở về sau mỗi lần ra khơi. Đây cũng là dịp để ngư dân cầu nguyện về những điều tốt lành, một mùa đánh bắt bội thu.
1.2.3. Lễ giỗ tổ nghề Yến
- Địa điểm tổ chức: đảo Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: Ngày 9/03 và 10/03 Âm lịch
Nếu bạn có dịp ghé thăm địa điểm du lịch nổi tiếng Cù Lao Chàm vào tháng 3 Âm lịch, đừng quên dành thời gian tham gia lễ giỗ tổ nghề Yến độc đáo của bà con địa phương. Từ trước đến nay, yến Cù Lao Chàm đã rất nổi tiếng về chất lượng, không hề thua kém với thương hiệu yến sào Khánh Hòa. Lễ giỗ tổ nghề Yến được xem là một lễ hội ở Hội An nhằm bày tỏ sự tri ân với những người đã khai phá nên nghề Yến. Bên cạnh đó, lễ hội cũng giúp quảng bá hình ảnh du lịch đến gần hơn với khách thập phương.
>>> Gợi ý xem thêm: Ghé thăm chùa Cầu Hội An – biểu tượng miền di sản
1.3. Các lễ hội ở Hội An vào mùa thu
1.3.1. Lễ Vu Lan
- Địa điểm tổ chức: Tất các các chùa tại Hội An
- Thời gian: 15/07 Âm lịch
Vu Lan báo hiếu là lễ hội được tổ chức tại tất cả các đền chùa lớn nhỏ của Quảng Nam. Tương tự với ý nghĩa của lễ Vu Lan trên khắp mọi miền đất nước, đây là dịp để tưởng nhớ về đấng sinh thành. Trong khuôn khổ lễ hội này, vào khoảng 19h các tuyến phố cổ Hội An sẽ tắt đèn, tổ chức hoạt động thả đèn hoa đăng trên sông Hoài.
1.3.2. Lễ hội làng gốm Thanh Hà
- Địa điểm tổ chức: Làng gốm Thanh Hà, Phạm Phán, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: 10/7 Âm lịch
Lễ hội làng gốm Thanh Hà cũng là một lễ hội ở Hội An khá nổi tiếng. Lễ hội này được tổ chức để tri ân những bậc nghệ nhân, người đã có công xây dựng nên làng gốm. Bên cạnh đó, các hoạt động của lễ hội cũng mang tính giáo dục đối với các thế hệ sau nhằm bảo vệ, giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc.
1.3.3. Lễ hội Trung thu Hội An
- Địa điểm tổ chức: Phố cổ Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: 12 – 15/8 Âm lịch
Trung thu là tết đoàn viên, là lễ hội truyền thống có ý nghĩa quan trọng trên khắp mọi miền của đất nước. Tại Hội An, lễ hội này sẽ được tổ chức kéo dài 4 ngày với nhiều hoạt động hấp dẫn giúp bạn thoải mái vui chơi và khám phá. Đến Quảng Nam vào mùa lễ hội, bạn sẽ được ngắm nhìn những con phố đèn lồng Hội An rực rỡ sắc màu, hòa mình vào không khí, âm thanh náo nhiệt.
1.4. Các lễ hội ở Hội An tổ chức hàng tháng
- Địa chỉ: Trung tâm phố cổ Hội An, Quảng Nam
- Thời gian: Ngày mùng 1, 14 và 15 Âm lịch hằng tháng
Lễ hội hoa đăng Hội An là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của người dân phố Hội. Nghi thức thả hoa đăng vốn xuất phát từ Phật giáo, việc thả hoa đăng giống như một lời cầu nguyện, chắp cánh hy vọng, cầu nguyện về những điều an yên, hạnh phúc trong cuộc sống.
>>> Xem ngay: Cẩm nang đi rừng dừa Bảy Mẫu Hội An chi tiết, ĐẦY ĐỦ nhất 2022!
2. Các show diễn Hội An ở VinWonders Nam Hội An
Ngoài việc tham gia lễ hội ở Hội An vào những ngày cố định, bạn cũng có thể khám phá các hoạt động văn hóa truyền thống mọi lúc khi lựa chọn đến với địa điểm du lịch VinWonders Nam Hội An.
Tại đây, bên cạnh các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, bạn cũng có thể thưởng thức các show diễn Hội An đặc sắc như:
- Show diễn Về Bến: Lấy cảm hứng từ những hoạt động dân gian, các show diễn tái hiện lại những câu chuyện “ngày về” bội thu với sự kết hợp hoàn hảo của âm thanh và các đạo cụ.
- Show 3D Mapping – Lược Việt Sử Ký: Thưởng thức lễ hội này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn trình chiếu hoành tráng, tái hiện những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết của người Việt.
- Chầu Văn: Đây là nghi thức lễ nhạc đặc sắc có xuất xứ từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2016.
- Hát Quan họ: Bạn sẽ được thưởng thức các màn hát giao duyên với các câu ca mộc mạc, chân phương mang đậm nét đặc trưng của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- Hát Then: Nghi lễ này vốn xuất phát từ người Nùng, Thái, Tày ở vùng phía Bắc. Những lời hát thể hiện quan niệm tâm linh về con người, vũ trụ, thế giới, đồng thời cũng phản ánh đời sống tinh thần của người dân tộc miền núi.
- Show nhạc nước: Đây là một “bữa tiệc” hoàn hảo có sự kết hợp giữa màu sắc, âm nhạc và nước mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời, cảm nhận mọi giác quan từ thị giác đến thính giác.
Bên cạnh các hoạt động văn hóa đặc sắc, VinWonders Nam Hội An còn có 5 phân khu khác nhau với vô vàn hoạt động hấp dẫn giúp bạn có một hành trình vui chơi thú vị tại mảnh đất Quảng Nam.
>>> Đặt vé vui chơi VinWonders Nam Hội An ngay hôm nay, nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!
Tham gia các lễ hội ở Hội An là trải nghiệm ý nghĩa với nhiều du khách. Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu về các giá trị văn hóa, truyền thống của người dân bản địa đồng thời tham gia vào các hoạt động trải nghiệm độc đáo, có 1-0-2 tại Quảng Nam. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để sắp xếp lịch trình cho chuyến du lịch Hội An của mình!
>>> Đặt vé vui chơi VinWonders Nam Hội An và voucher, combo, tour du lịch Hội An, Nam Hội An cho chuyến đi thêm trọn vẹn.